Rất nhiều bạn trẻ đam mê với nghề DJ, muốn đi theo con đường DJ chuyên nghiệp nhưng lại lo lắng không biết nên bắt đầu từ đâu, làm như thế nào và càng lo lắng không biết bản thân mình có thể thực sự trở thành 1 DJ không?!! Để giúp các bạn định hình được con đường để thực hiện ước mơ và đam mê của mình Kool Studio mời các bạn đọc tiếp 8 Bước cơ bản để trở thành DJ chuyên nghiệp sau.
MỤC LỤC
Bước 1 |
Tìm hiểu nghề DJ |
Bước 2 |
Học kỹ thuật cơ bản |
Bước 3 |
Trải nghiệm thực tế |
Bước 4 |
Ghi âm 1 bản Mix |
Bước 5 |
Tạo tên tuổi |
Bước 6 |
Làm việc tích cực |
Bước 7 |
Theo đuổi công việc |
Bước 8 |
Rèn luyện tay nghề |
Một vài lời khuyên sau khi bạn đã đọc xong 8 bước sau
- Đừng bao giờ nghĩ đến việc nghỉ làm công việc ban ngày. Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, trở thành một DJ thì khá dễ, nhưng để sống được bằng nghề DJ lại rất khó. Các mobile DJ có được những cơ hội tốt nhất. Đối với những club DJ muốn làm giàu và nổi tiếng, bạn phải tham gia vào lĩnh vực sản xuất âm nhạc và làm ra những bản hit. Tôi không nói rằng bạn không thể kiếm sống bằng nghề DJ, tôi chỉ nói rằng bạn cần phải làm việc vào ban ngày nữa.
- Hãy làm những gì khiến bạn vui vẻ.
- Đừng bao giờ bỏ qua bước cuối cùng trong bài này. Hãy luôn rèn luyện bản thân với tư cách là một DJ. Đừng dừng bước.
- Nhận biết giá trị của sự tinh tế. Điều này sẽ giúp bạn đọc được ý nghĩ của đám đông và biến set nhạc của bạn thành một hành trình thú vị. Việc hiện nay ai cũng có thể trở thành DJ không ảnh hưởng gì đến bạn. Điều quan trọng là bạn có thể làm tốt hơn những người khác
.
Bước 8
Rèn Luyện Tay Nghề
Sau khi đã có được công việc, bây giờ là thời điểm bạn cần phải rèn luyện tay nghề của mình để trở nên chuyên nghiệp. Thật không may là nhiều DJ lại bỏ qua bước này một khi họ cảm thấy mình đã đủ giỏi. DJing không chỉ là chuyển đổi giữa các track nhạc mà còn nhiều hơn thế nữa.
- Học cách đọc được ý nghĩ của đám đông và đoán trước được tình huống. Bạn được trả công để làm DJ chứ không phải trở thành một cái máy iPod.
- Nâng cao kỹ năng tìm kiếm âm nhạc để thể hiện bản sắc của riêng bạn và làm hài lòng khán giả.
- Hãy tập dượt ở nhà, xuất hiện sớm trước buổi diễn… những điều này sẽ giúp bạn chọn được hướng đi cho set nhạc của mình.
- Tìm cách làm việc đúng đắn ngay từ đầu. Một khi đã có được một chút kinh nghiệm và động lực, bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn trong công việc của mình.
Còn có nhiều cách khác bạn có thể làm để trở thành một DJ nổi bật. Nhiều DJ (đặc biệt là những người chơi những bài nhạc du dương) thích mix theo nốt nhạc. Các turntablist/scratch DJ có thể luyện tập và tinh chỉnh kỹ năng của mình không ngừng nghỉ. Có thể bạn sẽ có hứng thú trong việc thêm những yếu tố live vào set nhạc của mình, sử dụng trống máy, sampler, remix deck, nhạc công sống… Hãy đảm bảo rằng bạn đang thực sự tạo ra âm nhạc đáng thưởng thức… sự phô trương sẽ không giúp gì nhiều cho bạn.
Như đã đề cập ở trên, bạn cần học cách chọn công việc phù hợp… nhưng cũng cần phải linh động. Đây là một vài dòng tâm sự từ guider của Kool Studio:
“ Hãy linh động. Điều này không có nghĩa là bạn phải chơi mỗi buổi diễn với mỗi phong cách khác nhau, và từ bỏ khẩu vị âm nhạc và phong cách riêng của mình để chiều lòng số đông. Nó đơn giản chỉ là bạn không cần phải tự ràng buộc mình nếu bạn muốn cống hiến cho nghệ thuật. Tôi biết rằng khi tôi biểu diễn cho một show thời trang ở một hộp đêm, tôi cần phải chơi nhạc vui tươi và sôi động. Tôi biết rằng khi tôi biểu diễn cho một sự kiện underground tại một nhà kho, đám đông sẽ chán đến phát khóc nếu tôi chơi một bài trip-hop phong cách jazz 95bpm. Điều này rất dễ nhận biết nhưng tôi lại thấy nó thường hay xảy ra. Các track dubstep không phù hợp với một quán café lúc 8 giờ tối.”
Bước 7
Theo Đuổi Công Việc
Nếu bạn theo đuổi con đường mobile DJ, hãy thử tìm một sự kiện diễn ra một lần đặc biệt nào đó mà bạn có thể biểu diễn. Có thể là bất cứ nơi đâu… một trong những địa điểm yêu thích của tôi là một shop ký gửi. Bạn có thể cần phải biểu diễn một vài show miễn phí. Trong môi trường club, tổ chức đêm diễn của riêng mình là một cách tốt đế có được công việc, tích lũy kinh nghiệm và được mọi người biết đến.
Sự thật của vấn đề là sự tất bật của nghề DJ không bao giờ kết thúc, trừ khi bạn bằng cách nào đó đạt được đến vị trí huyền thoại. Hãy luôn giữ cái tôi của mình và đừng quá tự phụ bởi kinh nghiệm có được. Hãy tỏ ra khiêm tốn và nhún nhường. Điều này sẽ khiến mọi người thích làm việc với bạn.
Bước 6
Làm Việc Tích Cực
Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình. Nếu bạn muốn thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó, bạn cần chuẩn bị cho mình trước khi bắt đầu biểu diễn. Không có cách thức duy nhất nào cho việc này. Nhưng cần nói rằng nếu không ai biết đến bạn thì bạn sẽ không thể có được nhiều lời mời biểu diễn.
Trong thời gian đầu khi còn là một DJ ở tỉnh lẻ, cuộc sống về đêm mà tôi từng có hứng thú bước vào thật sự khá nhàm chán. Mới đầu tôi đến một club hạng xoàng và năn nỉ chủ cho tôi tổ chức một sự kiện nhạc dance tại đó. Tôi biểu diễn hàng tháng vào tối thứ năm kéo dài trong vòng một năm. Mặc dù đó không phải là một thành công vang dội (và đó không phải là lần đầu tiên tôi chơi trước mọi người) nó đã giúp tôi làm quen với việc biểu diễn trong club, sử dụng hệ thống âm thanh PA và cho tôi hiểu biết về mặt quảng bá công việc.
Trong thế giới bar/club, việc quen biết xã giao rất quan trọng. Hãy kết bạn với một số người có cùng quan điểm và học cách tạo mạng lưới giao thiệp. Nếu bạn làm đúng, bạn sẽ có được những người bạn mới tuyệt vời. Hãy hỗ trợ các buổi biểu diễn và công việc của họ. Trên hết, hãy tìm cách tận dụng hết khả năng của bản thân mình. Trong môi trường club, hợp tác bao giờ cũng tốt hơn là cạnh tranh.
Bước 5
Tạo Tên Tuổi
Khi đã có một hoặc hai bản mix ghi âm mà bạn hài lòng, bạn có thể bắt đầu nhận được phản hồi từ những người khác… đặc biệt là những người mà bạn không quen biết. Tôi để ý rằng trong đa số trường hợp những người quen biết thường rất ít khi đưa ra những phản hồi hữu ích (trừ khi bạn thân thiết với một DJ kinh nghiệm). Những lời động viên rằng mix của bạn rất hay, rất tuyệt hoặc bạn đã làm rất tốt, cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho bạn.
Hãy upload bản mix của bạn lên một trang nào đó (chẳng hạn như Soundcloud hoặc Youtube), và chờ những phản hồi. Hãy tìm một cộng đồng online sôi động, ví dụ như VN88 hay các mạng cộng đồng dành cho nhạc dance và hip-hop. Hoặc nếu bạn là một DJ chuyên về một dòng nhạc, hãy tìm một diễn đàn và cộng đồng thuộc về phong cách đó. Một điều quan trọng là hãy đảm bảo rằng bạn không chỉ đón nhận những gì từ những cộng đồng này, hãy làm những gì có thể để đóng góp lại. Một điều chúng tôi thường hướng dẫn học viên làm là tìm những set mà tôi cảm thấy thú vị trên các trang này và gửi lại phản hồi hoặc nhận xét cho họ. Tôi không chỉ trả lời một cách cụt ngủn (kiểu như “hay lắm anh bạn”) mà tôi viết cả một hoặc hai đoạn văn để nói cho họ biết những gì tôi thích và không thích (tất nhiên là một cách lịch sự). Cuối cùng tôi đưa link đến bài mix của tôi và nhờ họ đưa ra nhận xét nếu có thời gian.
Nếu bạn giỏi, bạn còn có thể tạo một vài video mix/mashup lên Youtube.
Tạo dựng hình ảnh online là một cách làm tốt hiện nay, nhưng trong khi nó giúp bạn phát triển các kỹ năng của mình, nó không đem lại việc làm cho bạn. Khi này bạn cần phải quảng bá hình ảnh ở khu vực của mình.
Bước 4
Ghi Âm 1 Bản Mix
Một khi đã có kiến thức cơ bản về mixing, bạn nên ghi âm lại để biết mình mix như thế nào. Nếu bạn đang sử dụng chức năng mix của phần mềm thì bạn có thể thực hiện điều này khá dễ dàng vì phần mềm có thể ghi âm lại tất cả mọi thứ.
Nếu bạn thực hiện mixing trên một mixer gắn ngoài thì bạn cần phải đưa âm thanh vào máy tính để ghi âm hoặc sử dụng một thiết bị ghi âm khác. Nhiều DJ mixer độc lập hiện nay (như DN-X1600 hoặc Pioneer DJM-850) có tích hợp sound card nên bạn có thể ghi âm bằng phương pháp kỹ thuật số ngay cả khi bạn sử dụng thiết bị gắn ngoài như turntable hoặc CDJ.
Việc ghi âm một bản mix trong phòng thu rõ ràng khác so với biểu diễn trước một đám đông. Một số kỹ năng quan trọng khi biểu diễn live chẳng hạn như hiểu ý của đám đông không thể được áp dụng khi ghi âm một mix. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng dịp này để nghĩ ra cách tạo ra một nội dung cho set nhạc của mình. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo ra một ý tưởng gì đó thật đột phá. Chỉ cần nghĩ về việc bạn muốn nó bắt đầu như thế nào, kết thúc ở đâu và thực hiện nó ra sao. Bạn có thể tưởng tượng mình đang đứng trước đám đông và biểu diễn trong bối cảnh đó. Mục tiêu của việc này là bạn tự học cách để màn biểu diễn của mình không ở tầm thường thường bậc trung. Nhiều DJ mới vào nghề thường tung ra các track “đỉnh” của mình liên tục nhau trong vòng một đến hai tiếng. Không có cao trào lên xuống hay hướng đi rõ ràng nào cả. Điều này sẽ làm nhiều người cảm thấy chán và mệt mỏi. Đương nhiên là bạn là DJ và bạn có quyền muốn chơi thế nào là tùy bạn. Nhưng chúng tôi gợi ý bạn nên học cách sắp xếp nội dung tổng thể của một set nhạc hơn là tập trung vào từng phần riêng biệt của nó. Đây là điểm tạo nên sự khác biệt giữa một DJ giỏi với những DJ khác. Trường thường khuyến khích các bạn làm quen với việc ghi âm một mix từ góc nhìn của một album được đầu tư kỹ lưỡng. Nó không hoàn toàn đồng đều nhưng hòa hợp với nhau. Đây là dịp để bạn có thể thử nghiệm những điều mới lạ và xem những gì đem lại hiệu quả. Hãy thử ghi âm một mix, để đó một vài ngày hay một tuần, sau đó quay lại nghe nó. Hãy tin chúng tôi đi, bạn sẽ dễ dàng định hướng hơn khi bạn đợi một khoảng thời gian rồi mới mở nó lên nghe. Bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên khi một số lỗi bạn mắc phải nghe không quá tệ như là bạn tưởng trong khi ghi âm.
Bước 3
Trải Nghiệm Thực Tế
Nếu bạn đang bước đầu tìm hiểu và đã thử mày mò các phần mềm DJ, có lẽ đã đến lúc đầu tư một vài thiết bị phần cứng để cảm nhận được công việc DJ. Bàn phím và chuột có thể giúp bạn khởi đầu một cách tốt đẹp, nhưng bạn không thể làm gì nhiều nếu không có một thiết bị cho mình. Có một số phương án sau đây bạn có thể chọn.
3.a. All-in-one controller (khuyên dùng cho người mới bắt đầu)
Đây có lẽ là cách dễ nhất và tốt nhất cho một DJ mới bắt đầu, và chất lượng controller ngày càng một tốt hơn khi có rất nhiều trong số đó đạt được đến mức độ chuyên nghiệp. Những thiết bị như Kontrol S4 (dành cho phần mềm Traktor) hoặc Pioneer DDJ-SX (dành cho phần mềm Serato DJ) có tất cả mọi thứ bạn cần để mix một set hoàn chỉnh, bao gồm một sound card tích hợp ( giao diện audio). Đa số chúng có bánh xoay giống như CDJ (ngoại trừ một số thiết bị như Novation Twitch). Phương án all-in-one này thường là cách tốn ít tiền nhất để bắt đầu bước chân vào lĩnh vực DJing, đặc biệt nếu như bạn đã có một chiếc laptop.
3.b. Modular controller
Đây thường là sự lựa chọn của những tín đồ công nghệ hoặc những người có những nhu cầu riêng biệt trong cách trình diễn. Một bộ đồ nghề modular có thể được ghép với bất kỳ MIDI/HID controller nhỏ hơn nào. Một vài ví dụ như Kontrol X1 và Kontrol F1 của Native Instruments và Xone:K2 của Allen & Health. Bạn cần phải có một sound card tốt để xử lý các tín hiệu âm thanh, cueing bằng headphone, v.v… Tuy nhiên một số modular controller ( ví dự như K2 và Reloop Contour Interface Edition) có sẵn sound card tích hợp. Bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị nếu như chọn phương án này. Các trang bị modular rất linh hoạt, nhưng cũng rất phức tạp. ( Ưu điểm: linh động, có thể ghép với các thiết bị khác, tùy chọn không giới hạn, thỏa mãn thú chơi thiết bị. Nhược điểm: các trang bị có thể trở nên phức tạp, không theo chuẩn, thường làm bằng nhựa nhìn giống đồ chơi, đôi khi bị đánh giá thấp bởi các tay chuyên nghiệp, cần hub nhiều cổng USB, có thể đòi hỏi mixer gắn ngoài và sound card, cần có laptop)
3.c. CDJ (CD turntable ) + mixer
Khi so sánh với một laptop và các phần mềm DJ, CDJ dường như khá hạn chế. Để có thể đạt được các tính năng như phần mềm, bạn phải bỏ nhiều tiền cho các thiết bị như Pioneer CDJ-2000nexus, hoặc ít nhất là Denon DN-S3700. Tuy nhiên, một số người không cần tất cả những tính năng đó. Để mixing thông thường, Pioneer CDJ-350 hoặc một cặp CDJ 800 hoặc CDJ 1000 là đủ. Denon cũng có nhiều CD turntable tốt, lưu ý rằng Pioneer được xem là chuẩn mực trong lĩnh vực này. Đây là lý do chính vì sao mọi người muốn đi theo con đường CDJ, bất kỳ club có tiếng nào trên thế giới cũng đều có dàn CDJ 2000 hoặc ít nhất là 1000 ( hiện không còn sản xuất). Các DJ chỉ việc đến club và biểu diễn mà không cần đem theo thiết bị nào. (Ưu điểm: Các club DJ chuyên nghiệp hay sử dụng, đa số CDJ hiện đại rất thích hợp để scratching, phần lớn máy mới hỗ trợ ổ USB, hầu hết các club đều có thiết bị này. Nhược điểm: Giá cao, đặc biệt đối với dòng cao cấp (Pioneer), hạn chế khi so với phần mềm)
3.d. Vinyl + mixer
Đĩa vinyl hiện nay ít bắt gặp hơn là lúc trước. Các đĩa nhạc cũng khó mix hơn so với các sự lựa chọn khác. Vinyl cũng là định dạng âm nhạc mắc tiền nhất. Vậy lý do để chọn phương án này là gì? Có ba lý do: Nó xứng đáng, nó sexy và mọi người yêu thích nó. Đối với nhiều người, mix các đĩa nhạc rất thú vị. Nhiều DJ thích cảm giác được chạm vào và di chuyển các đĩa nhạc bằng tay, và nhiều người thích xem một DJ thực sự biểu diễn với những đĩa nhạc thực sự. Đây cũng là phương án tốt nhất cho những scratch DJ đơn thuần. Đây không phải là lựa chọn cho mọi người, nhưng đối với nhiều người đây là sự lựa chọn duy nhất. ( Ưu điểm: thú vị, thu hút sự chú ý khi biểu diễn, được ngưỡng mộ. Nhược điểm: phí mua nhạc cao, khó chơi, không gọn nhẹ, có rất ít sự hỗ trợ của công nghệ)
3.e. Timecode/HID và trang thiết bị hỗn hợp
Nhiều người cảm thấy việc sử dụng một dàn thiết bị hỗn hợp có thể mang lại cho bạn những gì tốt nhất. Tôi thích cảm giác mix các đĩa nhạc, và tôi thích sự tiện lợi khi biểu diễn ở một nơi nào đó mà không cần không gian để đặt một chiếc controller cồng kềnh. Bên cạnh đó, tôi thích những tính năng từ các phần mềm chẳng hạn như các bản loop được quantize (lượng tử hóa) một cách hoàn hảo và sự tiện lợi của một bộ sưu tập âm nhạc được sắp xếp tỉ mỉ. Nếu bạn tra từ DVS (digital vinyl system) trên Wikipedia, bạn sẽ tìm thấy một định nghĩa như sau:
“Phần mềm mô phỏng đĩa vinyl cho phép người dùng có thể tương tác vật lý với quá trình phát các file audio kỹ thuật số trên máy tính bằng cách sử dụng một giao diện phỏng theo turntable, nhờ đó có thể tạo cảm giác điều khiển bằng tay và cảm nhận việc chơi DJ với đĩa vinyl. Điều này giúp tận dụng những lợi thế của việc sử dụng turntable để phát các bản nhạc không được sản xuất dưới dạng đĩa. Phương pháp này cũng cho phép các DJ có thể scratch, beatmatch và trình diễn các kỹ thuật turntable khác mà không thể được thực hiện trên các giao diện điều khiển bằng chuột và bàn phím thông thường hoặc các thiết bị ít có sự điều khiển trực tiếp bằng tay. Công nghệ này cũng được biết đến với tên gọi tắt DVS cho Digital Vinyl System hoặc Digital Vinyl Software.”
Về cơ bản, đó là việc bạn sử dụng một đĩa vinyl đặc biệt chứa một loại tín hiệu âm thanh đặc biệt mà phần mềm sử dụng để điều chỉnh các file kỹ thuật số. Sau đó bạn có thể thêm các modular controller để thêm bất kỳ chức năng nào mà bạn thấy đang thiếu khi sử dụng dàn “decks-và-mixer” truyền thống. Một vài CDJ hiện nay hỗ trợ kết nối MIDI và HID, cho phép bạn có thể làm được điều tương tự mà không cần phải sử dụng một thiết bị timecode đặc biệt. (Ưu điểm: là sự lựa chọn tốt nhất, tạo cảm giác giống như mix đĩa nhưng có thể sử dụng bất kỳ file nhạc nào bạn mua hoặc tìm được, thú vị khi xem biểu diễn. Nhược điểm: mặc dù không quá cồng kềnh nhưng có thể gây lúng túng khi cài đặt ở club, dễ khiến turntable hoặc CDJ của bạn trở thành một “midi controller” đắt tiền một cách không cần thiết).
Bước 2
Học Kỹ Thuật Cơ Bản
Có một vài thứ bạn cần phải học để trở thành một DJ có khả năng cạnh tranh. Bài viết này Kool Studio chỉ đưa ra một số kỹ năng cơ bản tổng quát mà bất kỳ DJ nào mới cũng đều biết và nắm vững… Và đừng quên rằng đây chỉ là kiến thức cơ bản ban đầu, bạn có thể cần phải tự mình nghiên cứu thêm nhiều kỹ thuật khác nữa và luyện tập không ngừng.
2.a. Beatmatching
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây là một vấn đề chính gây tranh cãi trong cộng đồng DJ. Nguyên nhân là sự phát triển của công nghệ đã khiến cho kỹ năng này trở nên cũ kỹ. Tất cả các phần mềm DJ lớn, và thậm chí cả CDJ mới nhất của Pioneer cũng được tích hợp chức năng “sync”. Mục đích của beatmatching là mix hai track để phát với cùng tempo (nhịp độ – tốc độ phát bài nhạc) và phase (pha – tiếng phách của hai track trùng khớp với nhau). Hãy tưởng tượng giống như hai chiếc xe chạy song song nhau trên đường cao tốc, tempo được ví như tốc độ, ví dụ 60 dặm một giờ. Phase là khi vị trí của hai chiếc xe ngang bằng nhau.
Vậy tại sao chúng ta phải học beatmatching trong khi chỉ cần bấm nút sync? Đầu tiên nó giúp cho bạn có được khả năng beat-mix hầu như mọi thứ. Turntable và hầu hết CDJ yêu cầu bạn phải thực hiện việc này bằng tay. Nó cũng giúp bạn phát triển kỹ năng dùng tai lắng nghe để nhận biết cần chú ý những gì (ví dụ như khi track nhạc vượt quá thời gian hoặc phase…). Ngay cả khi sử dụng phần mềm DJ để sync track nhạc, các guider ở Kool Studio vẫn khuyên các bạn dùng tai để điều chỉnh phase cho phù hợp…vì nhờ beatmatching các bạn có thể biết được bản mix sẽ nghe như thế nào.
Có một số DJ kỳ cựu không thích bỏ ra hàng giờ để chuẩn bị và beatgrid (đánh dấu beat) cho track nhạc của họ, và họ chưa bao giờ thấy cần phải làm như vậy bởi vì họ có thể làm tất cả những việc đó một cách thủ công. Nói tóm lại, học cách beatmatch sẽ giúp bạn có thể mix tốt hơn dù cho bạn có là digital DJ hay không. Mặc dù vậy, nhiều mobile và radio DJ không cần phải học beatmatch làm gì. Bạn có thể quay lại học sau này, nhưng chúng tôi nghĩ rằng học beatmatch sớm là một ý hay.
Beatmatching được thực hiện bằng cách sử dụng một pitch fader (cần chỉnh nhịp độ – dùng để chỉnh tempo). Bạn sử dụng một jog wheel (bánh xoay), nút pitch-bend hoặc dùng tay tác động lên đĩa nhạc để điều chỉnh phase.
2.b. Phrasing
Chú ý rằng đây là phrasing chứ không phải phasing. Những ai từng chơi một nhạc cụ sẽ biết ý nghĩa của từ này. Một bản nhạc được xây dựng dựa trên các beat (phách) và bar (ô nhịp), tạo nên các phrase của bài nhạc. Phrasing chỉ có nghĩa là mix các track lại với nhau tại một điểm phù hợp trong bài nhạc.
Hầu hết âm nhạc bạn sử dụng có nhịp 4/4, bất kể bạn chơi nhạc dance điện tử, hip-hop, funk hay top 40. Điều này có nghĩa là có 4 phách trong một ô nhịp, và cứ một nốt phần tư thì có một phách. Mặt khác, nhịp 6/8 nghĩa là có 6 phách trong một ô nhịp, và cứ một nốt phần tám thì có một phách. Như vậy bạn sẽ phải đếm từ một đến bốn khá nhiều lần, vì hầu hết nhạc dùng để chơi DJ hiện nay đều có nhịp 4/4.
2.c. Điều chỉnh Volume/Gain
Một Mixer điển hình (cũng như một phần mềm mixing) có một số loại điều chỉnh volume (âm lượng). Đầu tiên, mỗi channel (kênh) phải có một núm chỉnh riêng, cho phép bạn điều chỉnh level của tín hiệu (bằng cách quan sát thước đo). Ngoài ra, mỗi channel có một line fader (cần trượt – trừ khi đó là một rotary mixer thì sẽ thay bằng núm vặn). Line fader điều chỉnh độ lớn của tín hiệu được đưa ra cổng chín main output, và main output cũng có volume control của riêng nó. Sau cùng, là crossfader cho phép bạn fade giữa các kênh với nhau.
Nếu bạn chỉ cần học mixing và bạn vẫn chưa có thiết bị phần cứng nào, bạn vẫn có thể điều chỉnh những mục này bằng phần mềm. Một vài chương trình như Traktor Pro có tính năng “auto-gain”. Tính năng này giúp bạn điều chỉnh mức độ gain phù hợp khi mix bản nhạc này với một bản nhạc khác.
Volume control thường là một chủ đề được đem ra tranh luận. Theo cách truyền thống, khi quan sát thước đo, xanh có nghĩa là tốt, đỏ là không tốt và vàng là mức ranh giới ở giữa. Thật không may là do các DJ có thói quen lúc nào cũng làm cho mọi thứ ở vào mức đỏ nên nhiều nhà sản xuất đã điều chỉnh cách thức hoạt động của các mixer của họ để cho người dùng có thể mix khi đèn báo đỏ mà vẫn đạt được kết quả không tệ. Các phần mềm cũng hoạt động hơi khác biệt và có cách điều chỉnh gain riêng của nó. Điều này có thể làm cho mọi thứ trở nên rối rắm. Điều tốt nhất bạn có thể làm là đọc hướng dẫn sử dụng để biết được khi nào cần tăng tối đa tín hiệu ra. Khi cảm thấy không chắc, tốt nhất là điều chỉnh trong vùng báo hiệu đèn xanh. Nếu bạn cần âm thanh lớn hơn, hãy tăng cường nó bằng amp/PA/house… đừng làm méo tín hiệu trước khi đưa đến các thiết bị đó.
2.d. EQing
EQing ( hoặc equalizing – cân bằng âm thanh) là hành động tăng hoặc giảm các dãy tần số nào đó để hai track có thể hòa vào nhau mà không bị xung đột hoặc tạo ra âm lượng quá lớn. Bản thân EQing là một nghệ thuật, nhưng để bắt đầu hãy nhớ rằng đa phần âm thanh trong không gian chủ yếu là thuộc các tần số thấp, đặc biệt trong nhạc dance. Nên thông thường bạn sẽ không mix hai tiếng trống chân lại với nhau vì sẽ tạo ra âm lượng rất lớn.
Bước 1
Tìm hiểu nghề DJ: Trải nghiệm đầu tiên
Dù là ngành nghề nào cũng vậy, những người đi trước đều có cùng lời khuyên phải suy ngĩ thật kỹ trước khi quyết định. Đam mê âm nhạc, nhưng trước khi quyết định đeo đuổi nghề DJ, các bạn nên chuẩn bị cho mình cái nhìn tổng quát về nghề trước để xem mình có thật sự phù hợp đề trở thành người tạo ra âm nhạc chứ không phải người nghe nhạc.
Bước đầu tiên,chúng ta hãy cùng trải nghiệm thử một vài phần mềm để có được cái nhìn về công việc của các DJ mà không phải bỏ ra quá nhiều kinh phí.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm cho các bạn lựa chọn nhưng Kool Studio sẽ chỉ nêu một số phần mềm phổ biến. Hai phần mềm sau đầu tiên sau đây có thể tải về miễn phí, còn phần mềm thứ ba chỉ có bản demo thôi.
1.a. Virtual DJ Home – Atomix Virtual DJ là một phần mềm miễn phí hoàn toàn và có đầy đủ chức năng của một phần mềm DJ. Nó hỗ trợ số lượng deck tùy ý thích của bạn và nhiều chức năng mà bạn muốn như key lock, sync, loops, sampling, recording, v/v… Nếu bạn muốn có thêm những chức năng cao cấp hơn như timecode control (chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phần này sau) hoặc video output, bạn có thể nâng cấp lên các bản có trả phí.
1.b. Mixxx – là một lựa chọn phổ biến khác. Phần mềm này hỗ trợ đa nền tảng (có cả phiên bản cho hệ điều hành Linux!), có đầy đủ chức năng, mã nguồn mở và thậm chí hỗ trợ cả timecode control. Theo như Kool Studio ghi nhận đến hiện nay thì đây là phần mềm duy nhất có chức năng này. Nó còn hỗ trợ nhiều định dạng thư viện phổ biến và DJ controller.
1.c. Traktor Pro 2 – Phần mềm Traktor Pro 2 của hãng Native Instruments là sự lựa chọn của tốt mà Kool Studio khuyến khích các bạn nên dùng. Nó không miễn phí nhưng được cung cấp dưới dạng bản demo miễn phí đầy đủ chức năng nên bạn có thể dùng thử trước khi bỏ tiền ra mua nó. Đây có lẽ là một phần mềm “xịn” dành cho digital DJ. Các chức năng syncing, quantization và effect của Traktor thuộc loại tốt nhất trong lĩnh vực này. Họ còn chung cấp các sản phẩm phần cứng của riêng mình như Kontrol S4, Kontrol S2 và Kontrol Z2, được tích hợp hoàn toàn và thiết kế dành riêng cho Traktor. Hãy nâng cấp lên bản Traktor Sratch Pro để được hỗ trợ timecode. Ngoài ra, còn có một số controller của các hãng thứ ba được bán kèm với phần mềm Traktor LE (phiên bản rút gọn). Với cách này bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí để sử dụng Traktor nếu bạn đang dự định sẽ mua một thiết bị phần cứng.
Ngoài ra còn nhiều sự lựa chọn khác: Numark Cue, Deckadance của Image Line, PCDJ, Serato DJ (cần controller tương thích) và v/v… Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn, tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng Traktor và Serato được xem là những chuẩn mực trong ngành này.
Hãy chọn cho mình một phần mềm và bắt đầu thử nghiệm với nó. Có rất nhiều bài hướng dẫn trên Youtube về cách sử dụng cơ bản của hầu hết các phần mềm DJ.
Còn một điều cần lưu ý là: nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là trở thành một scratch/turntablist/exhibitionist DJ, thì có rất ít thứ bạn có thể làm được chỉ với một con chuột và bàn phím. Bạn có thể sẽ phải cần đầu tư một turntable hoặc ít nhất một all-in-one DJ controller để có thể đi theo con đường này nếu cảm thấy mình tiếp tục muốn đi con đường này nhé.
|