Breaking News
Home » Tin tức BĐS » Bình Dương 24h » Lịch sử tỉnh Bình Dương (Qua niên giám và địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp)
Nhận ký gửi nhà đất Mỹ Phước 1 2 3 4 VSIP 1, VSIP 2 Bình Dương
Lịch sử tỉnh Bình Dương (Qua niên giám và địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp)
tin binh duong

Lịch sử tỉnh Bình Dương (Qua niên giám và địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp)

Share Button

Lịch sử tỉnh Bình Dương (Qua niên giám và địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp)

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
  
          Ranh giới: tỉnh Thủ Dầu Một được mệnh danh là “công viên của Nam kỳ”, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam và phía Tây giáp sông Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, phía Đông giáp Sông Bé và tỉnh Biên Hòa.
          Cư dân: 42 người Âu, 80.066 người Việt, 1.118 người Hoa, 1,069 người TauMuong, 20 người Lào, 2 người Nhật, 2.493 người KhơMe, 7.472 người Mọi, 5.403 người Stung.
          Giao thông: Thủ Dầu Một cách Sài Gòn 29 km. Đường thuộc địa số hai và một đoạn đường đi qua Vinh Binh nối liền Thủ Dầu Một với Sài Gòn. Có thể đi từ Thủ Dầu Một đến Biên Hòa bằng xe khách công cộng, mỗi ngày hai chuyến. Một con đường từ Thủ Dầu Một đi Tây Ninh, ngoài ra còn nhiều đường bộ khác tỏa đi khắp địa phương trong tỉnh.
          Những con sông quan trọng nhất: Sông Bé chảy dọc theo ranh giới với Biên Hòa trên 10km, sông Sài Gòn cũng là ranh giới tự nhiên với các tỉnh Tây Ninh và Gia Định trên chiều dài 200km, rạch Thị Tính-một phụ lưu của sông Sài Gòn, dài 60km.
         Có thể đi từ Sài Gòn đến Thủ Dầu Một bằng một Sa-lúp (Chaioupe) của chủ tàu người Hoa Yeng Seng, mỗi ngày một chuyến, xuất phát từ Thủ Dầu Một lúc 7h00 sáng đến Sài Gòn lúc 10h00 và ngược lại xuất phát từ Sài Gòn lúc 3h30 chiều đến Thủ Dầu Một lúc 6h30 chiều, khứ hồi có thể ghé lại Bến Lái Thiêu.
         Giá vé hành khách:
          – Từ Thủ Dầu Một đi Phúc Long có 3 hạng (0S40, 0S30, 0S20); đi Sài Gòn cũng có ba hạng (0S80, 0S50, 0S40);
          – Từ Sài Gòn đi Phúc Long (0S60, 0S40, 0S30); đi Thủ Dầu Một (0S80, 0S50, 0S40)

         Chiếc tàu chở phái đoàn Pháp đầu tiên từ Sài Gòn đến Thủ Dầu Một năm 1900
          
          Sản vật: lúa, đậu phụng, thuốc lá, mía, trà, đai, cây ỷ tử (chế thuốc nhuộm); đã thử nghiệm trồng cà phê, cao su, cây gai, đều cho kết quả tốt; Thủ Dầu Một có đủ các loại trái cây.
           Ngoài ra, Thủ Dầu Một còn có mỏ cao lanh, 10 lò gốm và nhiều mỏ đá. Về lâm sản, có gỗ Trắc và nhiều loại gỗ quý khác; có mật ong, sáp, dầu, nhựa thông, mây song, tre, kè, dừa, thốt nốt.
           Động vật hoang dã: voi, tê giác, bò rừng, cọp beo, báo, gấu, chồn, heo rừng, thỏ rừng, hươu nai, rất nhiều loại chim rừng, khỉ, nhím, rùa, tê tê và nhiều giống bò sát như: rắn hổ mang, rắn ba cạnh (?) (trigonocephale), rắn trun, rắn san hô v.v…
           Viên chức:
            – Chủ tỉnh                                 : Cabanne de La Prade
            – Phó chủ tịch                          : N
            – Tham tá (kế toán)                : Collard
            – Công trình sư                       : Hauteville (ở Hớn Quản)
            – Đốc phủ sứ                           : Nguyễn Văn Chúc
            – Tri huyện (hạng nhất)          : Tran Binh Thanh (dân biểu Tương An)
            – Ủy viên hội đồng thuộc địa : Bui The Kham
            – Ủy viên hội đồng hang tỉnh: Nguyen Van Ho, Tran Van Giac, Dieu Hang, Lam Tuc, Nguyen Van Kiem, Nguyen Van Mang, Dieu Lop, Dieu Hanh, Dieu Tha, Capdevielle (Đồn Trưởng Bu Dop)
            – Toà án                                      : Ly Cong Kieu
            – Tham tá lộ chính                    : Nguyen Van Nuong
            – Ban trưởng các ban người Hoa ở tỉnh lỵ: To Dieu
            – Ban trưởng các ban người Hoa ở Lái Thiêu: Luong Đong
            – Viên chức thương chính     : Gavard (ở Lái Thiêu), LaCombes (ở Thủ Dầu Một).
            – Cảnh sát, an ninh                  : David (ở Thủ Dầu Một), Lavergen (ở Lái Thiêu).
            – Hiệu truởng trường tỉnh        : Wilman
            – Trường dạy nghề                 : Phan Van Sung (giám thị), Nguyen Van My (thầy dạy vẽ).
            – Kho bạc                                    : Aubertin
            – Bưu điện                                : Tran Cong Khuc (ở Thủ Dầu Một), Nguyen Van Nhieu (ở Lái Thiêu), Phan Van Lung (ở Bến Cát), Du Van My (ở Hon Quan)
            – Kiểm lâm                                : Hainneville (ở Thủ Dầu Một), Marcacgeli (73 Bến Cát), Barrougue (ở Thi Tinh), CheMin (ở Cô Trạch).
            – Nhà tù                                       : Aubertin và BianConi cai quản.
           Thương mại và kỹ nghệ: có nhà hàng “Maison de Passager” ở Thủ Dầu Một, do Frangois Tan quản lý, các chủ đồn điền: Poinat, Salomon, Delpit.
           Hành chính:
            – Thủ Dầu Một: là một trung tâm thương mại lớn, cách Sài Gòn 29km, có một  sở thương chính, một trường tỉnh, một trường hàng tổng, một trạm kiểm lâm, một trạm công chính, một trạm bưu chính.
            – Tổng Bình Chánh: 6.182 dân đăng tịch, cách Thủ Dầu Một 12km gồm 13 làng: Binh Dang, Binh Dao, Binh Them, Binh Son, Binh Thuan, Hoa Thanh, Hung Dinh, Phu Hoi, Tan Thoi, Vinh Binh, Phu Long.
            – Thương chính ở Lái Thiêu (trên đường Thủ Dầu Một đi Sài Gòn): là một trung tâm quan trọng. Có một Sa-lúp (chạy bằng hơi nước) ghé bến hàng ngày, có những xưởng làm đường quan trọng, một lò gốm, chính giữa khu chợ có hai cây dầu đã hơn 50 năm, một trường hàng tổng.

           Một cảnh sinh hoạt trên sông Lái Thiêu năm 1920
            – Nhà thờ: có một dàn tế (bàn thờ) do giám mục Bá Đa Lộc xây năm 1771, đây là một trong những giáo xứ xưa nhất, nhà thờ này đã hai lần bị đốt cháy dưới Triều vua Minh Mạng và Tự Đức.
            – Tổng Binh Dien: 5.206 dân đăng tịch, cách Thủ Dầu Một 12km, gồm 16 làng: An Nghiep, Chanh An, Chanh Long, Chanh Thiem, Phu Cuong (hay Thu Dau Mot), Phu Huu, Phu Loi, Phu Tho, Phu Thuan, Phu Van, Tan Long, Tan Binh, Tan Phuoc, Vinh Phuoc,Vinh Truong.
            – Tổng Binh Thien: 2.549 dân đăng tịch, cách Thủ Dầu Một 12km; gồm 10 làng: An My, Binh Chuan, Tan Hoi, Hoa Thun, Khan Vanh, Phuoc Long, Tan An, Tan Khanh, Vinh Phú.
            – Tổng Binh Tho: 3.314 dân đăng tịch, cách tỉnh lỵ 10km, gồm 14 làng: An Dinh, An Hoa, An Loi, Bau Dinh, Dinh Phuoc, Hao My, Phu Trung, Phu Hoa, Tuong An, Tuong Binh, Tuong Hoa, Vinh Houng
            – Bung: cách Thủ Dầu Một 6km (theo đường bộ), hai bên đường là những vườn cây tươi tốt, có 790 dân-là một địa phương thú vị, có lò gốm, lò sát sinh, khu chợ rộng rãi với tường gạch bao quanh, cung cấp cho Sài Gòn các loại cây ăn trái (măng cụt, mãng cầu, thơm…).
             – Nhà thờ Tuong Hiep: người Việt Nam gọi là Bung–cou cách Thủ Dầu Một 5km, có 300 dân, một trường học, một nhà làm việc. Đây là điểm trú chân của cánh buôn trâu bò từ Lào về.
            – Tổng Binh Hung: 1.766 dân đăng tịch, cách Thủ Dầu Một 22km, gồm 13 làng: An Phuoc, Chanh Huu, Hoa Thuan, Long Binh, Long Chieu, Long Hung, Lai Khe, Le Nguyen, Lai Uyen, My Thanh, Ngai Khe, Phu Hung, Thanh Hoa.
            Ben Cat: Cách Thủ Dầu Một 22km, là một trung tâm ở giữa rừng, cũng  là nơi tiếp nối con đường từ Thi Tinh và con đường từ Kratie, có một trường hàng tổng.
                   Bưu chính: Trạm Thi Tinh cách Bến Cát 25km, là một đồn lũy cũ.
            Chou – Thanh: Nằm giữa một cánh rừng thưa, bao quanh là rừng rậm, llà một vị trí chiến lược quan trọng bảo vệ con đường từ Thủ Dầu Một đi Kratie qua Hoa Quan.
            Tổng Binh Thanh Thuong: 1.564 dân đăng tịch, cách Thủ Dầu Một 50km, gồm 11 làng: An Thuan, An Son, An Thanh Thon, Dinh Thanh, Kien Dien, Phu Thuan, Phu Thu, Thanh Dien, Thanh An, Thanh Tri. Trường hàng tổng ở An Thanh Thon.
            Bến Súc: Ở tả ngạn sông Sài Gòn, từ Sài Gòn ngược lên mất 3 giờ đồng hồ, là một trung tâm buôn gỗ nổi tiếng, có một chợ lớn nhưng bề ngoài nhếch nhác, 1 trường hàng tổng, 1 ngôi chùa rất đẹp, là vùng có nhiều thú săn.
             Các tổng Mọi (!) : có tất cả sáu tổng Mọi. Việc kiểm tra dân số rất khó khăn vì cư dân sống trong tình trạng hoang dã (?), người ta thâm nhập vào vùng cư dân của họ: thâm nhập được các tổng Luc Ninh, Phuoc Le và Quan Loi còn ở các tổng khác thì dân Mọi sống tương đối độc lập trong rừng sâu, nằm ngoài mọi sự kiểm soát.
             Hon Quan: Là lỵ sở, do một tham tá dân sự phụ trách, là đại diện của chủ tịch Thủ Dầu Một. Viên chức này cai quản các tổng Mọi và từng bước thâm nhập bộ máy thống trị của người Pháp vào vùng này. Có bảy làng người Việt được hình thành tại đây từ ngày có lỵ sở Hon Quan, họ kinh doanh buôn bán trong vùng dưới sự bảo vệ của chính quyền; có một trạm kiểm lâm với nhiệm vụ đặc biệt: giám sát các rẫy của người Mọi trong rừng.
              + Tổng Minh Khai: cách Thủ Dầu Một 90km, gồm 8 làng: An Loc, Binh Ninh, Binh Phu, Binh Quoi, Binh Tay, Ca-la-on, Phu Lo, Phu Mieng.
              + Tổng Cuntu-an: cách Thủ Dầu Một 90km, gồm 2 làng.
              + Tổng Than An: cách Thủ Dầu Một 90km, gồm các làng: Nha Bich, Nha Noi, Va Tuoi, Viet-ron, Xa-len.
              + Tổng Quan Loi: cách Thủ Dầu Một 90km, gồm các làng: Dong Phat, Dong Tuu, Lam Tranh, Lich Loc, Loc Son, Loc Ke, Luong Ma, Van Hiem, Xa Trach.
              + Tổng Loi Minh: gồm 8 làng My Loc, Loc Ninh, Lop Hung, Thai Binh, Gia Loc, My Thanh, Xa Cau, Bao Nui.
              + Tổng Phuoc Le: gồm 9 làng Binh Thanh, Xa-prum, Xa-phec, Xa-dap, Xa-seck, Xa-cay, Xa-cuoi, Xa-breat.
              + Tổng Thanh-gin: gồm 5 làng Nha-bich, Nha-nhoi, Vat-tuot, Viet-ron, Xa-ben.
 
            Năm 1915
            Dân số: 59 người Âu, 89.318 người Việt, 18.374 người Khơ-me, Lào và Mọi, 2.063 người Hoa, 634 người Minh Hương, 35 người Ấn, 313 người Java.
             Hành chính:
Tổng
Số làng
Có đăng tịch
Không đăng tịch
Miễn trừ
Bình Chánh
Bình Điền
Bình Hưng
Bình Phú
BìnhThanh
Thượng
Bình Thiên
Hon quan
13
16
13
14
12
10
8
6.274
5.239
2.020
3.780
1.779
2.805
455
6.420
5.242
1.834
3.466
1.684
2.683
187
833
693
344
605
386
569
110
TỔNG CỘNG
86
22.352
21.516
3.540
            Tỉnh lỵ Thủ Dầu Một (cách Sài Gòn 29km)
            + Hành chính: Chủ tỉnh : Quesnel, Phó chủ tỉnh: Vilson, đại diện lỵ sở Hon Quan: Tonarelli;
            + Ủy ban vệ sinh (theo nghị định 20/1/1906): Chủ tịch Quesnel; các Ủy viên: Saujeon (y sĩ), Geux (đại úy), Reyboubet (thầy giáo), Abellard (đồn trưởng cảnh sát), Nguyen Van Nuong, Nguyen Van Kien (dân biểu hội đồng tỉnh);
            + Nhân sự bản xứ: Trần Quang Nha (Tri phủ), Nguyen Huu Thuong (Tri huyện), sáu thư ký, một thư lại, một đội trưởng cảnh sát.
            Y tế: bệnh viện bản xứ Thủ Dầu Một: Saujeon (y sĩ trưởng), hai “xơ” người Âu, hai “xơ” bản xứ, hai bà mụ, bốn y tá.
            Trạm xá Lái Thiêu  : một  y tá và hai bà mụ
            Trạm xá Bến Cát    : một  y tá và hai bà mụ
            Trạm xá Bến Súc   : một  y tá và hai bà mụ
            Thương chính: 
            – Ở Lái thiêu            : Laguorgue và Marcantetti
            – Ở Thủ Dầu Một     : Bran-din
            Kho bạc:  Cugnot (Tham tá chính ngạch)
            Giáo dục:
            + Trường tỉnh: Hiệu trưởng Reyboubet, 4 giáo viên (một dạy chữ Nho).
            + Các trường hàng tổng: Phu Cuong (1 thầy, 60 trò), Lai Thieu (4 thầy, 151 trò), Bung (4 thầy, 131 trò), Tuy An (2 thầy, 82 trò), Tuong Hiep (3 thầy, 73 trò), Tan Khanh (1 thầy, 45 trò), Ben Cat (2 thầy, 85 trò); Ben Suc (2 thầy, 75 trò), Thanh Hoa (1 thầy, trò), An Thanh Thon (1 thầy, 50 trò),
           + Các trường làng: chỉ ;ó 19 làng có trường học (An Hoa, An Nghiep, An Thanh Tay, Bau Long, Bau Chuan, Binh Giao, Binh Nham, Binh Thuan, Chan Thien, Co Trach, Phu Hung, Phu Huu, Phu Thuan, Tan Binh, Tan Khanh (Chợ), Tan long, Tan Phuoc, Tuong An, Tuong Binh). Mỗi trường có một giáo viên với số học sinh cao nhất là 97 (Tan Khanh), thấp nhất là 30 (Tan Binh), ngoại trừ trường làng Binh Nham có ba giáo viên với 137 học sinh.
           + Trường dạy nghề: Hiệu trưởng là góa phụ Chabrier (phụ trách ban nữ sinh); Phan Van Sung – giám thị (phụ trách ban nam sinh); một thầy dạy vẽ, sáu thợ cả dạy nghề và 96 học sinh,
            Bưu điện: gồm các trạm: Thủ Dầu Một, Bến Cát, Lái Tiêu, Hon Quan, Lộc Ninh. Mỗi trạm có một nhân viên điện tín người bản xứ phụ trách.
            Công nông: Dulae phụ trách công tác ở Ông Yêm
            Kiểm lâm: Comte phụ trách trạm kiểm lâm Thủ Dầu Một; Despierre phụ trách trạm Bến Cát; Lucien (tức Manset) trạm Chơn Thành, Hainneville phụ trách trạm Cô Trạch, Prunetti  phụ trách trạm Thị Tính.
            Nhà tù ở Ông Yêm: do Bianconi cai quản
            Cảnh sát, an ninh: Abellard (ở Phú Cường), Giret (ở Lái Thiêu), Péron.
            Quân đội: Guex (đại uý), Grubmullar (trung uý).
            Ủy viên hội đồng thuộc địa: Nguyen Van Dieu.
            Các Ủy viên hội đồng hàng tỉnh: Nguyen Van Nghi (tổng Bình Chánh), Nguyen Van Kiem (Binh Đien), Nguyen Van Sanh ( Binh Phu), Truong Van Lich (Binh Hung), Phan Van Mang (Binh Thien), Dieu Choc (Quan Loi), Dieu Lop (Minh Ngai), Dieu Tha (Phuoc Le), Lam Nhat (Thanh An), Dieu Rum (Cuu An), Dieu Hanh (Loc Ninh).
 
            Năm 1925
            Cư dân: 138 người Pháp, 10 người Âu, 26 người lai Pháp, 105.968 người Việt gốc Nam Kỳ, 4.122 người Việt gốc Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Campuchia, 1.097 người Minh Hương, 1374 người Hoa, 2.469 người Khơ-me, 453 người Mã Lai, 45 người Ấn Độ, 11.015 người Mọi, 13 người Lào.
             Hành chính:
Tổng
Số làng
Đăng tịch
Miễn trừ
Binh Chanh
Binh Dien
Binh Hung
Binh Phu
Binh Thanh Thuong
Binh Thien
Hon Quan (làng Việt)
Hon Quan (làng Mọi)
Bu Dop (làng Việt)
Bu Dop (làng Mọi)
13
16
13
14
12
10
7
36
1
8
7.503
6.215
2.527
4.845
2.368
3.464
725
3.987
53
1.131
782
1.017
230
637
298
222
           Mộ có tỉnh lỵ và các lỵ sở ở Tương An, Hon Quan, Bu Dop, tỉnh lỵ Thủ Dầu Một (cách Sài Gòn 30km).
            – Chủ tỉnh: Cuniac, Landron (phó chủ tịch), X…(đại diên lỵ sở Hon Quan), Gatille (đại diện sở lỵ Bu Dop).
            – Nhân sự bản sứ: Ho Cong Truc (tri phủ), Nguyen Xuan Hien (tri phủ Ben Cat), hai tham tá bản xứ, 9 thư lại.
            – Y tế: Combandon (y sĩ trưởng, phụ trách y tế tỉnh), Phan Ba Chanh (y sĩ ngoại ngạch), hai “xơ” người Âu, năm “xơ” bản xứ , hai bà mụ, ba y tá, hai hộ lý.
            Trạm xá Lái Thiêu               : một y tá và hai bà mụ
            Trạm xá Bến Cát                 : một y tá và một bà mụ
            Trạm xá Bến Súc                : một y tá và một bà mụ
            Trạm lưu động Hon Quan: Tran Van Sang (y sĩ ngoại ngạch), hai trợ lý y tá.
            – Thương chánh: ở Thủ Dầu Một (Lherminier và Garance) 173 Lái Thiêu (Mocquard).
            – Giáo dục:
            + Coué (phụ trách giáo dục toàn tỉnh).
            + Trường dạy nghề: Delafosse phụ trách, một giám thị người bản xứ, một thầy dạy vẽ, sáu thợ dạy nghề. Cho đến năm 1931, Thủ Dầu Một có một trường tiểu học do Hoareau làm hiệu trưởng và người vợ làm giáo viên hợp đồng.
            – Bưu điện: có các trạm: Thu Dau Mot, Ben Cat, Lai Thieu, Hon Quan, Loc Ninh, Bu Dop.
            – Canh nông: Oudot (hiệu trưởng trường Canh nông Bến Cát). Năm 1931, trường là do Lelarge (kỹ sư) phụ trách.
            – Kiểm lâm: Langlois (phụ trách trạm chính ở Thu Dau Mot), Cadet (phụ trách trạm Bến Cát), Richaud (phụ trach trạm Bến Súc), X… (phụ trách trạm ở tỉnh lỵ), Gex (phụ trách trạm ở Chơn Thành). Cho đến năm 1931, có tổng trạm đóng ở Thủ Dầu Một và các trạm nhánh Thu Dau Mot, Ben Cat, Ben Suc, Thi Tinh, Chon Thanh.
            – Thú y: Truong Tan Ngoc (thú y sĩ ngoại ngạch) phụ trách chung; các trạm thú y ở tỉnh lỵ và Bến Cát mỗi nơi có một y tá thú y.
            – Nhà tù ở Ông Yêm: Ricci phụ trách
            – Quân sự: Levavasseur (trung tá chỉ huy đại đội 2), Muoget (đại úy, chỉ huy kiên đội 9) cùng một trung úy và tám hạ sĩ quan, Dobois (đại úy chỉ huy liên đội 7) cùng một trung úy và tám hạ sĩ quan, Lemaitre (trung uý) phụ trách trường thiếu sinh quân.
            – Ủy viên hội đồng thuộc địa: Ta Quang Vinh, Ngo Khac Man.
(Nguyễn Phan Quan (1999), Thủ Dầu Một – Bình Dương Đất lành chim đậu,  NXB Văn nghệ Tp. HCM)
Facebook Comments
Nhận ký gửi nhà đất Mỹ Phước 1 2 3 4 VSIP 1, VSIP 2 Bình Dương
*** Chia se Bai viet len LinkHay.Com Chia se len LinkHay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bán nhà đất Mỹ Phước 1 2 3 4 VSIP 1, VSIP 2 Bình Dương
Scroll To Top
Tư vấn trực tiếp
Loading...