Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế – xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.
Mục tiêu phát triển
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015;
Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể:
– Cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP:
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
|
Quy mô dân số (triệu người) |
1,2
|
1,6
|
2,0
|
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so sánh năm 2005) |
30
|
52
|
89,6
|
Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005) |
2.000
|
4.000
|
5.800
|
Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp – dịch vụ |
4,5% -65,5% – 30%
|
3,4% – 62,9% – 33,7%
|
2,3% – 55,5% – 42,2%
|
– Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn:
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
|
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp |
20%
|
14%
|
10%
|
Công nghiệp – xây dựng |
45%
|
48%
|
45%
|
Dịch vụ |
35%
|
38%
|
45%
|
-Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm):
2011 – 2015
|
2016 – 2020
|
2006 – 2020
|
|
GDP |
14,9
|
13
|
14,3
|
Nông, lâm nghiệp, thủy sản |
3,4
|
3,6
|
3,4
|
Công nghiệp, xây dựng |
14,5
|
12,3
|
14,5
|
Dịch vụ |
16,5
|
16,1
|
16,0
|
– Kim ngạch xuất – nhập khẩu (triệu USD):
Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 | |
Kim ngạch xuất khẩu | 8.662 | 14.000 | 25.000 |
Kim ngạch nhập khẩu | 7.527 | 10.000 | 15.000 |
Tổng cộng | 16.189 | 24.000 | 25.000 |
Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị với quy mô 4200 ha đang được xây dựng
Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội:
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
|
Tỷ lệ thất nghiệp |
Dưới 4,4%
|
4,2%
|
4%
|
Lao động qua đào tạo |
|
|
Trên 70%
|
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng |
Dưới 10%
|
Không còn
|
|
Tuổi thọ trung bình |
75
|
77
|
80
|
Số cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân |
27 (có 8 bác sĩ)
|
38 (có 15 bác sĩ)
|
55 (có 30 bác sĩ)
|
Số trường trung học cơ sở ở mỗi xã, phường |
Ít nhất 1
|
|
|
Mật độ điện thoại (số máy/100 dân) |
42
|
50
|
60
|
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa:
– Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.
– Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
– Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân – Tân Hưng – Hưng Hòa… Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.
– Cấp điện, cấp nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 – 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 – 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.
– Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
(Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ)
Facebook Comments