Breaking News
Home » Tin tức BĐS » Bản tin 24h » NGƯỜI BỊ ĐỘNG KINH KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Nhận ký gửi nhà đất Mỹ Phước 1 2 3 4 VSIP 1, VSIP 2 Bình Dương

NGƯỜI BỊ ĐỘNG KINH KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Share Button

NGƯỜI BỊ ĐỘNG KINH KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Cơn co giật có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau, chẳng hạn như căng thẳng tâm lý, chấn thương vùng đầu, mất nước, tụt đường huyết và một số loại thực phẩm, hóa chất gây ra. Không có loại thực phẩm hay phụ gia thức ăn nào cụ thể được khẳng định chắc chắn rằng sẽ gây co giật, tuy nhiên một số người lại rất nhạy cảm với gluten, các sản phẩm từ đậu nành, đường hóa học, bột ngọt… Do vậy, hãy cố gắng tránh ăn những loại thực phẩm này nếu bạn đang nghi ngờ chúng là thủ phạm gây cơn co giật tái phát.

Người động kinh nên hạn chế các nhóm thực phẩm gây kích thích não bộ

Hạn chế thực phẩm Gluten: Đây là một hỗn hợp protein gồm có gliadin và glutenin, chúng được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một vài loại ngũ cốc khác đề làm mì ống, bánh mì, bột ngũ cốc, nước sốt đóng hộp, đồ ăn chay, thậm chí cả bia,… Không chỉ gây phản ứng dị ứng với các vấn đề đường ruột, gluten cũng có thể gây co giật ở một số người do tính chất gây viêm của nó. Theo các nhà nghiên cứu nếu như ăn quá nhiều thực phẩm chứa gluten có thể khiến những cơn co giật thường xuyên hơn. Bởi trong gluten rất giàu glutamate và aspartate, hai axid amin này làm kích thích đến hoạt động điện của não, chúng là nguyên nhân trực tiếp gây nên những cơn co giật khởi phát.

Người bị động kinh không nên ăn nhiều bánh mì, mì ống

Người bị động kinh không nên ăn nhiều bánh mì, mì ống

Hạn chế các sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành là một cây họ đậu và được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu protein thực vật. Tuy nhiên, đậu nành cũng là một trong những chất có thể gây dị ứng và làm kích hoạt các cơn co giật tiềm ẩn. Giống như hầu hết các loại ngũ cốc, thì đậu nành cũng chứa lượng glutamine rất cao và có thể làm kích thích axit amin hóa học gây ảnh hưởng đến tế bào não. Chính vì vậy các thực phẩm từ đậu nành hay nước tương, đậu phụ, sữa bột trẻ em, ngũ cốc, súp đóng hộp, trộn salad, thịt chế biến, xúc xích, cá ngừ đóng hộp, bơ đậu phộng ít béo, sữa đậu nành, kem… là những thực phẩm người động kinh không nên ăn.

Cắt giảm bớt lượng đường: Mặc dù glucose thường được coi là nguồn năng lượng chính cho não, tuy nhiên với những người bị bệnh động kinh nếu như lạm dụng quá nhiều đường có thể làm kích thích hoạt động não, làm gia tăng những cơn co giật. Do vậy, theo các chuyên gia nếu như người động kinh xây dựng cho mình một chế độ ăn ít đường, nhiều chất béo (gọi là một chế độ ăn ketogenic) có thể kiểm soát tốt các cơn co giật vì nó buộc tế bào thần kinh não bộ ngừng sử dụng năng lượng từ glucoso, thay vào đó là đốt cháy chất béo. Kẹo, bánh quy, socola, kem, bánh nướng, ngũ cốc ăn sáng, nước ngọt, đồ uống có ga chứa đường hóa học,.. cần nên tránh.

Xem xét việc dùng sữa: Một số sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, sữa bột, sữa bò, pho mát,… thường có một lượng đường nhất định, chúng có thể gây dị ứng và làm xuất hiện những cơn co giật. Do vậy nếu như việc thường xuyên uống các loại sữa mà khiến cơn co giật của bạn có tần suất tăng lên thì bạn nên xem lại và hạn chế nó.

Hãy gọi cho chúng tôi qua số 0962.620.043 để được tư vấn tốt nhất về chế độ ăn uống, sinh hoạt và các cách để giảm thiểu cơn co giật, động kinh tái phát!

Chất phụ gia có thể làm tăng số cơn co giật ở người động kinh

Không nên ăn bột ngọt (mì chính): Nhiều loại phụ gia trong thực phẩm, chẳng hạn như bột ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh động kinh, bởi vì chúng được làm từ glutamate axit amin gây kích thích các tế bào thần kinh, tăng hoạt động điện não và có thể khiến người bệnh gia tăng những cơn co giật. Nhiều người thường xuyên sử dụng bột ngọt với mục đích làm tăng hương vị thơm ngon, độ ngọt cho thực phẩm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều đó là không nên, hãy chuẩn bị các bữa ăn của mình ở nhà với nguyên liệu tươi là cách tốt nhất để tránh bột ngột.

Người bị động kinh không nên ăn nhiều bột ngọt

Người bị động kinh không nên ăn nhiều bột ngọt

Loại bỏ các chất làm ngọt nhân tạo: Một số chất làm ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartame (đường hóa học) chúng được làm để thay thế cho các loại đường tự nhiên và thường được ứng dụng dùng trong thực phẩm, dược phẩm. Theo các chuyên gia aspartame được làm từ aspartate, một axit amin có tính chất kích thích, đồng thời aspartame cũng chứa phenylalanine gây độc hại cho tế bào thần kinh và làm tăng nguy cơ phóng điện não bất thường.

Tránh carrageenan (phụ gia tạo gen): có nguồn gốc từ rong biển màu đỏ, loại phụ gia này không có giá trị dinh dưỡng và thường được dùng phổ biến trong các sản phẩm thịt, sữa, các món súp, sữa chua, socola,… như một chất ổn định. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều, nó thể gây rối loạn lượng đường trong máu, kích thích đường ruột và viêm trong cơ thể.

Xem thêm:

Chế độ ăn ketogenic cho người bệnh động kinh

Giải pháp làm giảm tần suất, mức độ cơn co giật an toàn và hiệu quả

Người bị bệnh động kinh cần biết khi nào nên đi gặp bác sĩ

Hiểu được các triệu chứng: Một cơn động kinh vắng ý thức có thể chỉ thoáng qua nhẹ nhàng như nhìn chằm chằm, nháy mắt, giật tay… Nhưng cũng có những thể động kinh cơn lớn với các biểu hiện chảy nước dãi, sùi bọt mép, răng cắn chặt, giật cơ mắt, miệng, mất kiểm soát bàng quang/ ruột (ỉa, đái ra quần), thay đổi tâm trạng đột ngột, cơ bắp co thắt và giật chân tay. Các triệu chứng của một cơn động kinh có thể dừng lại sau một vài giây hoặc vài phút, hoặc đôi khi đi vào cho đến khoảng 15 phút. Một số dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn động kinh xảy ra như: cảm giác có vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng, mùi khét của cao su cháy, trước mắt như có ánh đèn nhấp nháy, kèm theo lo lắng, bồn chồn hoặc buồn nôn.

Hiểu được nguyên nhân: Hầu hết các cơn co giật xảy ra do sự rối loạn hoạt động điện trong não, nguyên nhân là do di chứng sau sốt cao, nhiễm trùng, tổn thương đầu,.. và bệnh dễ được kích hoạt bởi yếu tố môi trường, dị ứng thực phẩm, hay ngộ độc chất phụ gia.

Đi khám bác sĩ: Sau khi sử dụng những thực phẩm khiến bạn cảm thấy khó chịu và xảy ra những cơn co giật liên tiếp, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Mẹo để kiểm soát cơn co giật

Áp dụng chế độ ăn ketogenic, giảm tinh bột và tăng cường chất béo, protein có thể giúp kiểm soát giảm số cơn động kinh

Phòng ngừa rủi ro ngộ độc kim loại độc cho não bộ: Các kim loại phổ biến nhất bao gồm thủy ngân, chì, asen hoặc nồng độ cao của chất đồng, nhôm, sắt… Về lý thuyết, các kim loại có thể nhiễm vào thức ăn, đồ uống, do vậy, nên hạn chế sử dụng những đồ thực phẩm đóng hộp, nước ngọt trong lon nhôm…

Sử dụng hoạt chất sinh học từ thiên nhiên: Theo nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoạt chất Rhynchophylline có trong cây Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, có thể sử dụng cho người bệnh động kinh nhằm tăng khả năng hồi phục vận động sau cơn co giật; đồng thời, sử dụng hoạt chất này còn giúp giảm tần suất co giật, co cứng và phòng ngừa động kinh tái phát do mọi nguyên nhân.

DS. Trang Nguyễn

Facebook Comments
Nhận ký gửi nhà đất Mỹ Phước 1 2 3 4 VSIP 1, VSIP 2 Bình Dương
*** Chia se Bai viet len LinkHay.Com Chia se len LinkHay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

Bán nhà đất Mỹ Phước 1 2 3 4 VSIP 1, VSIP 2 Bình Dương
Scroll To Top
Tư vấn trực tiếp
Loading...